- Các bước để đăng ký bảo hộ đối với logo như sau:
Thứ nhất: Về nguồn gốc hình thành của Logo: Để chắc chắn Logo của mình không bị đại trà thì tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký cần xác nhận vấn đề sau:
- Logo trên tự thiết kế hay thuê một đơn vị chuyên thiết kế?
- Logo có tham khảo ý tưởng từ nguồn nào không?
Xác nhận hai vấn đề chính yếu như trên để nhằm mục đích hạn chế sự trùng lặp, xảy ra tranh chấp sau này. Bởi trên thị trường kinh doanh đầy sôi động ngày nay, việc giống một điểm tương tự (hình vẽ, màu sắc, ký hiệu,…) cũng sẽ dẫn đến nhiều sự kiện xung đột liên quan đến quyền sở hữu hợp pháp đối với logo đăng ký.
Thứ hai: Trước khi tiến hành nộp hồ sơ đầy đủ để đăng ký logo, cần tiến hành thêm một bước như sau để nhằm mục đích đánh giá khả năng đăng ký logo có được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và giải quyết trong thời gian sớm nhất hay không. Đồng thời tránh được việc có sai sót, phải bổ sung hồ sơ nhiều lần sẽ rất hao tốn thời gian, công sức và tiền của. Theo đó, cần tiến hành tra cứu logo trước khi chính thức nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Kết quả tra cứu sẽ cho thấy logo của mình có trùng hay tương tự với logo của người khác đã được bảo hộ hay nộp đơn trước đó chưa. Từ đó có thể sửa đổi logo kịp thời nếu bị trùng hoặc tương tự.
Mặt khác, nếu logo hoàn toàn không bị trùng thì có thể hoàn tất các bước nộp đơn đăng ký mà không bị lo về việc trả hồ sơ sau thời gian dài chờ đợi.
Cách thức tra cứu như sau:
- Vào trang Web chính thức của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam:
- Bấm vào mục “TRA CỨU – THỐNG KÊ” – chọn tiếp mục “Tra cứu nhãn hiệu Việt Nam (WIPO Publish)
- Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu và thông tin về nhóm sản phẩm.
- Sau khi nhập sau thì bấm ô “Tìm kiếm” sẽ hiển thị ra các nhãn hiệu đã được đăng ký thành công tại Cục sở hữu trí tuệ.
Sau khi tra cứu, cần xem xét, đánh giá nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lần với nhãn hiệu của mình sắp đăng ký để có cách thay đổi phù hợp, tránh trường hợp bị trả lại đơn và yêu cầu sửa đổi, nặng hơn là sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Tài liệu cần thiết cho việc tra cứu logo:
- Mẫu logo (File mềm: PDF, JPG,…)
- Nhóm sản phẩm cần tra cứu (Ví dụ: Cơm cháy, trái cây,…)
Gợi ý cách khắc phục nhãn hiệu bị trùng:
- Nếu tên thương hiệu bị trùng thì nên thêm hoặc bớt chữ để cách đọc khác đi. Sau đó lại tiến hành tra cứu xem đã có ai trùng lặp với mình không. Cứ theo tiến trình như vậy đến khi chắc chắn rằng tên của mình không còn gây nhầm lẫn hay trùng với bất kỳ ai nữa là phù hợp.
- Nếu phần hình ảnh, màu sắc bị trùng thì nên đổi màu và hình ảnh khác, hoặc nếu vẫn muốn biểu tượng hình ảnh cũ thì có thể giữ lại nhưng phải bố trí vị trí khối ảnh khác đi, mảng màu sắc cũng thực hiện tương tự,… để đảm bảo có sự phân biệt giữa vô vàn nhãn hiệu đã đăng ký trước
Thứ ba: Sau khi kết quả tra cứu cho thấy Logo của khách hàng có khả năng đăng ký, Quý khách cần tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất để được hưởng ngày ưu tiên sớm (theo quy định của pháp luật Việt Nam, ai nộp đơn trước sẽ được hưởng ngày ưu tiên trước. Ví dụ: Quý khách và một cơ sở khác cũng đều đăng ký logo tương tự nhau, nhưng nếu Quý khách nộp trước thì bà sẽ được ưu tiên chấp nhận mà không cần phải chỉnh sửa logo, người cần chỉnh sửa là người nộp sau thời điểm của Quý Khách).
2. Hồ sơ đăng ký gồm:
- Mẫu thương hiệu hiệu với kích thước 8 x 8 cm (05 mẫu);
- Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu.
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu ban hành của cục sở hữu trí tuệ)
- Tài liệu về quyền ưu tiên hoặc quyền được thừa kế, tặng cho (nếu có)
- Chứng từ nộp phí, lệ phí
- Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền (nếu nhờ người khác nộp thay)
Đơn đăng ký Logo sau khi được nộp sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định khác nhau, sau đó cơ quan đăng ký sẽ tiến hành thủ tục cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký logo (trường hợp từ chối sẽ được nêu rõ lý do từ chối từ Cục sở hữu trí tuệ). Các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký bảo hộ logo như sau:
- Phòng đăng ký của Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định về hình thức đơn như: Thông tin trên tờ khai đăng ký phải đầy đủ và chính xác; Mẫu logo nộp kèm màu sắc phải rõ nét và đúng kích thước quy định; Phí đăng ký đã được người nộp đơn nộp đầy đủ chưa?… Trường hợp đầy đủ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ cho chủ sở hữu.
- Công bố đơn đăng ký trên công báo sở hữu công nghiệp theo chu kỳ hàng tháng. Cục sẽ tiến hành phát 02 công báo đối với: những đơn đã nộp và những đơn đã được cấp văn bằng bảo hộ. Theo đó, với các đơn đã nộp và được xác nhận hợp lệ, Quý khách sẽ thấy được các đơn đăng ký của mình trên công báo.
- Thẩm định nội dung đơn đăng ký: Trong thời gian từ 12 – 15 tháng, đây là giai đoạn quan trọng nhất để đánh giá khả năng đăng ký logo trước khi ra thông báo nộp phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cho Quý khách hoặc người được ủy quyền trong quá trình làm việc.
- Cuối cùng là “Cấp giấy chứng nhận đăng ký logo cho chủ sở hữu”. Trong khoảng thời gian từ 01 – 02 tháng (phụ thuộc vào số lượng đơn Cục thực nhận), sau khi Quý khách đã nộp chi phí cấp văn bằng bảo hộ đầy đủ thì Quý khách sẽ nhận được văn bằng trong khoảng thời gian này.
Như vậy, tổng thời gian đăng ký logo tính từ ngày nộp đơn cho đến khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký logo độc quyền là trong khoảng 16 tháng. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu của nhiều người đều muốn bảo hộ cho nhãn hiệu của mình nên số lượng đơn đăng ký logo độc quyền nộp vào Cục sở hữu trí tuệ ngày càng lớn. Do đó, tốc độ thẩm định đơn đăng ký thường kéo dài hơn so với thực tế và sơ bộ thời gian đăng ký logo khoảng từ 24-30 tháng tính từ ngày đơn được nộp và chấp nhận hợp lệ.
3. Đơn đăng ký bảo hộ gồm:
- Tờ khai 02 bản (đính kèm file riêng)
- Mẫu nhãn hiệu: 8×8 cm
- Bản sao chứng từ nộp Phí và lệ phí
Địa chỉ Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7 Tòa nhà Hà Phan 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Những lưu ý rút ra:
- Việc điền tờ khai cụ thể cần phải cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến chủ sở hữu nhãn hiệu và nhóm sản phẩm để xác định các khoản phí và lệ phí thực nộp đầy đủ theo nhóm sản phẩm – (www.ipvietnam.gov.vn)
- Nộp qua nhiều hình thức: Điển hình vẫn là nộp qua – Kho bạc nhà nước Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Có ba cách gửi đơn:
- Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh – Phương án này nên được ưu tiên vì sẽ kịp sửa đổi bổ sung nếu thiếu sót thông tin, hồ sơ.
- Nộp qua đường bưu điện
- Nộp trực tuyến
========================================
CÔNG TY LUẬT TNHH MTV PHẠM & CỘNG SỰ
Trụ sở: Lầu 2, Phòng 201, Toà nhà số 85, Đường số 3, KDC City Land, Phường 10, Q. Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Tư vấn trực tiếp: 0932.718.229
Email: phamyenlaw@gmail.com
Website: https://congtyluatphamvacongsu.com.vn